Ads 468x60px

Lịch sử Giáo xứ Cù Mi

LƯỢC SỬ: 

1-KỶ YẾU 50 NĂM GIÁO PHẬN PHAN THIẾT (2025)

LƯỢC SỬ GIÁO XỨ CÙ MI
MỪNG 50 NĂM THÀNH LẬP GIÁO PHẬN PHAN THIẾT


I.       ĐÓN NHẬN:

            Khoảng năm 1887, một người bổn đạo tên Minh quê Quảng Bình đã ở tại Cù Mi lâu năm, thấy địa thế Cù Mi dễ bề lập họ, lại có vài người có đạo đã ở đó nên đến xin Cha Fx. Huỳnh Công Ẩn (Cha Bảy) đem hơn mươi người bổn đạo gốc Bình Định và Phú Yên trốn lánh trong cơn bắt bớ tới tại Cù Mi. Tên mấy người này là trùm Kê, biện Minh, biện Cậy, biện Bộ, anh em biện Lục, biện Đôn và biện Lai.

            Từ bảy hay chín người đầu tiên mà con cháu ngày nay quen gọi là các “tiền hiền”, trải qua hơn 100 năm, Giáo xứ mỗi ngày một phát triển. Và không chỉ phát triển cho riêng mình, Cù Mi tiếp tục là vùng đất lành đón nhận những hạt giống đức tin từ khắp các miền của đất nước: bà con gốc Quảng Trị đi kinh tế mới và dân cư tự do lập nên Giáo họ Giuse (3 đợt từ năm 1976 đến 1980 và 2 đợt vào năm 1988 của bà con gốc Giáo phận Vinh), bà con đi kinh tế từ Lagi lập nên Giáo họ Mân Côi (1979), bà con di dân từ Giáo phận Vinh lập nên Giáo họ Phêrô (1981)… mà nay là những Giáo xứ lớn mạnh: Thánh Giuse, Vinh Thắng, Mân Côi và Antôn.


II.    SỐNG:

            Ngay từ buổi đầu, các bậc tiền hiền đã chọn Cù Mi vì nhận thấy nơi đây ruộng đất phì nhiêu, biển nhiều cá, rừng nhiều gỗ tốt, dân cư lại thưa thớt nên sinh kế dễ dàng. Họ đến đây chỉ hai bàn tay không mà thôi, đến sau đã làm ăn tấn phát, dư giả.

            Chỉ trong vài năm Cha Bảy trông coi họ đạo này, số bổn đạo tăng gần 100 người. Sau đó đến Cha Sanh trông coi được 6 tháng thì Cha Boivin về thay làm Cha sở họ đạo. Cha Boivin cho dựng ngôi Nhà thờ đầu tiên lợp bằng lá, lập họ Cù Mi cho thành một họ chánh và nhận Mẹ Maria Hồn Xác Lên Trời làm bổn mạng. Vào năm 1899, lần đầu tiên kể từ ngày lập xứ, giáo dân được đón Đức Cha Francois Xavier Camelbecke từ Quy Nhơn chinh thân vào thăm và ban phép Thêm Sức. Đến ngày 01/5/1935, thời Cha Marcô Châu, Giáo xứ lại được hân hoan đón Đức Cha Victor Quinton từ Sài Gòn về dâng Thánh lễ đại triều, làm phép Nhà thờ, nhà xứ, nhà Dì, trường học và ban phép Thêm sức. Trong thời gian này, giáo dân tuy ít, nhưng đã được tổ chức quy củ: có Nhà thờ, nhà xứ, nhà Dì, có các Thầy các Dì dạy học, Biện việc, các Biện sở, Giáp, Câu, Biện đồng nhi, hội Nhi nữ mà quỹ hội đã đài thọ được cho việc xây cất Nhà thờ.

            Trong thời kỳ chiến tranh Việt – Pháp (1946 – 1954), dân chúng dồn nhau vào rừng cất nhà lánh nạn, không còn linh mục chăm sóc. Thế nhưng, lòng đạo của giáo dân Cù Mi vẫn vững vàng. Đêm đêm khoảng 3 giờ sáng, giáo dân đánh trống, vác tượng Đức Mẹ ra thắp nến trưng hoa, tụ họp đông đủ cầu nguyện, rồi giải tán kịp rạng đông để còn đem tượng đi dấu sợ Pháp bắn phá. Đức tin của người giáo dân Cù Mi còn được vững vàng giữa cơn sóng gió ấy chính là nhờ lòng sùng mộ Đức Mẹ.

            Từ Hiệp định Genève phân đôi đất nước (1954), giáo dân trở về làng xóm, sinh hoạt Giáo xứ trở lại bình thường, xây cất lại Nhà thờ, nhà xứ, nhà trường… Khi công cuộc kiến thiết đang tiến hành tốt đẹp, thì năm 1964, một quả bom đã giáng xuống nhà thờ Cù Mi, giáo dân phải sơ tán xuống khu vực thuộc Giáo xứ Tân Lập, lập nên Giáo xứ Hiệp Hòa, cho tới năm 1975, khi hòa bình được vãn hồi mới trở về lại Cù Mi. Trong thời kỳ này, Đức Cố Giám Mục Piquet Lợi đã về thăm Giáo xứ 1 lần và Đức Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã về thăm ba lần và cầu chúc chóng mau thanh bình để giáo dân Cù Mi sớm chấm dứt những ngày “lưu đày Babylon”.           

            Một biến cố đáng ghi nhớ vào sử Cù Mi: Chúa Nhật ngày 25/4/1975, sau buổi kinh sáng, Đức Cha Nicôla, mới nhận Giáo phận được một tuần (17/04/1975), đã về thăm giáo dân Cù Mi (đang tạm trú tại Tân An, Bình Tuy) lúc vắng Cha Quản xứ. Chính Đức Cha đã kịp bổ nhiệm Cha Sở mới cho Cù Mi là Cha GB. Hoàng Thanh Huê.  Sau đó, Cha GB. Hoàng Thanh Huê đã đưa giáo dân Cù Mi “hồi hương” về quê cha đất tổ. Lúc này, Nhà thờ chỉ còn hai bức tường đứng trơ trọi bên đống gạch vụn, xung quanh cây cối um tùm. Thế nhưng, tượng đài Đức Mẹ vẫn sừng sững giữa trời xanh dang rộng cánh tay mừng đón đàn con lưu lạc trở về gầy dựng lại Giáo xứ. Và ngày 23/5/1975, Cha Quản xứ GB. Hoàng Thanh Huê dâng Thánh lễ đầu tiên tại quê hương Cù Mi sau thời gian “lưu đày Babylon”. Vậy là sau 10 năm 2 tháng 27 ngày, mảnh đất Cù Mi lại có Thánh lễ. Đến ngày 29/01/1989, Cha GB. Huê cho xây dựng Nhà thờ và sau đó, cùng giáo dân long trọng dâng lễ tạ ơn Chúa, khánh thành Nhà thờ và mừng Cù Mi trên 100 năm tuổi.

            Ngày 11/06/1994, Cù Mi đón Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Vân Nam về Quản xứ. Tiếp tục công việc Cha tiền nhiệm còn dở dang, Cha cho xây dựng nhà xứ, hàng rào nghĩa địa, đúc tượng Thánh giá, sửa sang lại những con đường nhỏ trong Giáo xứ, xây dựng nhà nguyện Giáo họ Giuse.

         Ngày 13/5/2001, Cha Giuse Hồ Sĩ Hữu về coi xứ. Sau 11 tháng, Cha Giuse Phạm Thọ được đặt làm Quản nhiệm thay Cha Giuse Hồ Sĩ Hữu. Thời gian Cha Giuse Phạm Thọ quản nhiệm, phong trào học hỏi chia sẻ Lời Chúa lan mạnh trong giáo dân và duy trì cho đến hôm nay.

            Ngày 21/08/2003 Cha Phêrô Nguyễn Đình Sáng được sai đến coi sóc Cù Mi. Cha Phêrô tiến hành kiện toàn hệ thống cơ sở hạ tầng Giáo xứ: xây nhà xứ, nhà giáo lý, lễ đài nghĩa trang… Đặc biệt, ngày 22/02/2005, Giáo xứ Cù Mi phấn khởi mừng lễ đặt viên đá đầu tiên và đến ngày 28/02/2007, ngôi Nhà thờ được khánh thành và cung hiến. Trong thời gian này, Cha Phêrô cũng cho xây Nhà thờ Giáo họ Mân Côi (được khánh thành và cung hiến ngày 30/12/2008).

            Ngày 06/02/2009, Giáo xứ đón Cha Gioan Nguyễn Văn Hảo về làm chánh xứ Cù Mi. Trong thời gian này, Cha cùng bà con giáo dân xây dựng Nhà thờ Giáo họ Phêrô và đến ngày 17/5/2012, Giáo họ Phêrô hân hoan mừng ngày trọng đại khánh thành ngôi Nhà thờ mới, Giáo xứ mới và chính Cha Gioan Nguyễn Văn Hảo được đặt là Cha Quản xứ tiên khởi với tên gọi Giáo xứ Hồ Thắng.

            Ngày 18/5/2012, Cha Gioan Nguyễn Kim Hà về làm Chánh xứ Cù Mi. Cha Gioan đã cho tu sửa cộng đoàn quý Dì, xây nhà máy nước sạch, đền Đức Mẹ Phù Hộ và nhà giáo lý. Cha có công làm lại chủ quyền đất của Giáo Xứ Cù Mi, từ khi khai khẩn và dâng hiến cho nhà thờ xưa hàng trăm mẫu, nay còn lại quyền sử dụng ba sở đất : nhà thờ, nhà Dì, nhà Cây Me 12.527m2, ba sở ruộng Phó Lâm, Đức Mẹ, gần nhà quí Dì 24.020 m2, tổng cộng 14 sổ đỏ với hơn 3 mẫu 6 sào. Đây là tài sản quí trăm năm cần bảo tồn.

            Ngày 08/10/2019, Cha Phêrô Nguyễn Hữu Duy về làm Chánh xứ Cù Mi. Cha vừa vun đắp đời sống đạo đức cho giáo dân, vừa chỉnh trang cơ sở vật chất phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt trong Giáo xứ như hội trường, nhà giáo lý, nhà vệ sinh, hệ thống năng lượng mặt trời, đất Cây Me được cha phó GB. Nguyễn Linh Kha làm thành sân bóng mini cho thiếu nhi và giới trẻ rèn luyện sức khoẻ chống lại đại dịch Covid đã kéo dài từ 2019 đến nay (2022)...

         Trải dài gần 135 năm hình thành và phát triển, với 7 tiền hiền lúc khởi đầu, qua 27 đời Cha xứ, 13 Cha phó, đã có 14 ngôi Nhà thờ được xây dựng, “sinh ra” 4 giáo xứ mới… hiện nay Cù Mi mỗi ngày một lớn mạnh với 754 gia đình và 2.749  giáo dân, bao gồm 6 Giáo khu với 579 Gia trưởng, 655 Hiền mẫu, 664 Giới trẻ và 469 Thiếu nhi. Bên cạnh đó là các đoàn thể đóng góp tích cực cho các sinh hoạt đời sống đức tin của Giáo xứ: Hội Lêgiô có 79 hội viên, được thành lập vào ngày 26/06/1961; Hội Têrêsa có 15 hội viên, được thành lập ngày 12/06/1996; Hội lòng Chúa thương xót có 22 hội viên, được thành lập ngày 05/10/2010; Hội con Đức Mẹ có 20 hội viên, được thành lập ngày 18/06/2012.


III.  LOAN BÁO TIN MỪNG:

            Từ một Giáo xứ có địa bàn rộng lớn, đông đảo giáo dân, sau khi 3 Giáo họ được tách ra và nâng lên hàng Giáo xứ, địa bàn Giáo xứ Cù Mi chỉ còn giới hạn trong ba thôn: Gò Găng, Hiệp Hòa, Hàm Thắng, với tỉ lệ Công giáo hơn 80%. Với địa bàn như vậy, cùng với trào lưu tục hóa, đặc biệt nơi giới trẻ, chương trình mục vụ được hướng tới là tái truyền giáo nhằm giúp mọi người sống đời sống chứng tá tinh thần Tin Mừng trong đời sống hằng ngày. Đồng thời, trang bị đức tin vững vàng nhờ huấn giáo kỹ càng cho thế hệ trẻ mà phần đông sẽ đi làm ăn học hành xa xứ. Để rồi, chính các bạn trẻ ấy sẽ là những chứng nhân loan báo Tin Mừng nơi môi trường di dân mới…


2-NAM KỲ ĐỊA PHẬN (1922)

LƯỢC SỬ GIÁO XỨ CÙ MI 

(Theo Nam Kỳ Địa Phận, năm thứ muời bốn – 1922, số 7, HỌ CÙ MI)

…Nên Cha Archimbaud với Cha Bảy về Địa Phận Quy Nhơn đã định lập họ Cù Mi lối trong năm 1894, mà thật sự là chính mình Cha Bảy đã lo lắng gầy dựng nên họ nầy. 

Khi ấy có một người bổn đạo ở tỉnh Quảng Bình tên là Minh đã bỏ đạo mà đến ở tại Cù Mi lâu năm, cho đến chừng nghe nói thiên hạ ở xung quanh miền Phan Thiết đem nhau xin vô đạo nhiều, thì người đi đến cùng Cha Bảy mà thưa cho Cha hay về địa thế tại Cù Mi dễ bề lập họ, lại cũng có vài chú có đạo tới ở đó rồi

Vậy Cha Archimbaud và Cha Bảy đã thân hành đến tại Cù Mi là nơi đồng trống cỏ hoang, như có khai phá cho thành ruộng rẫy thì cũng dễ bề ở ăn lập nghiệp, cho nên hai Cha nhứt định lập họ. 

Cách ít lâu đó thì Cha Bảy đã đem hơn mươi người bổn đạo gốc ở Bình Định và Phú Yên đã trốn lánh trong cơn bắt bớ, tới tại Cù Mi. Những kẻ nầy đến đó không có đem theo vật gì, hai tay không mà thôi, mà đến sau đã làm ăn tấn phát, dư giả khá, cùng làm quới chức tại họ, tên mấy người nầy là ông trùm Kê, biện Minh, biện Cậy, biện Bộ và hai anh em biện Lục, biện Đôn và biện Lai; biện Lai hồi đó là học trò ở giúp Cha Bảy. Vậy họ Cù Mi lần lần đã đặng tăng số, trong có vài năm là khi Cha Bảy coi họ nầy, số bổn đạo đã gần được 100 người. 

Cha Bảy coi họ Cù Mi trong chừng 2 năm, kế Cha Sanh đổi lại và ở được có 6 tháng. Đoạn Cha Boivin làm Cha sở họ nầy, Cha lo cất nhà thờ còn lại bây giờ, mà ban đầu thì lợp lá mà thôi, Cha cũng lo cất nhà Cha sở cho tử tế, lập họ Cù Mi cho thành một họ chánh, hầu dễ bề cho bổn đạo ở xung quanh tựu hội mà đọc kinh xem lễ. Cha Boivin ở tại Cù Mi cũng trong chừng 2 năm, là từ năm 1897 tới năm 1899.

Trong năm 1899, Cù Mi nhập về Địa phận Sài Gòn, thì Cha Sao coi họ nầy, bổn đạo trong họ còn thương nhớ Cha Sao lắm, vì trong bốn năm Cha coi họ Cù Mi thì Cha hết lòng thương yêu dạy dỗ cho ai nấy đặng thông hiểu lẽ đạo vững vàng; cùng lo làm nhà thờ cho rồi, trên lợp lại bằng ngói.

Chừng Cha Sao đổi, thì Cha Lộc (P. Guéguend) coi họ Cù Mi, Cha lo lập trường rước thầy dạy đồng nhi học kinh phần lẽ đạo. Cha cũng lo lập họ La Gì, mà bởi một mình Cha lo không xiết, phần xa xuôi quá nên Đức Cha cho Cha Keller tới phụ giúp, Cha Keller giúp đặng 3 năm kế Cha khác đổi lại.

Bởi nhờ sự Cha Guéguend lập trường và rước thầy Dòng Cái Nhum tới giúp dạy đồng nhi và chầu nhưng đạo mới, cho nên việc mở mang đạo đặng mau thạnh. Lại nhờ bổn đạo trong họ có lòng kính mến Đ C Bà lắm, nhà thờ họ kính dưng Đức Bà làm bổn mạng; trong tháng Đ C Bà mỗi ngày thiên hạ tựu đến mà làm việc Đ C Bà đông đắn như ngày Chúa nhựt Lễ cả vậy. Trừ ra một ít người biếng nhác, vì bởi ban sơ không có ai dạy dỗ lẽ đạo cho thấm, chớ nói được là giáo hữu họ Cù Mi giữ luật điều Hội Thánh hẳn hoi, siêng năng xưng tội rước lễ, đạo hạnh chín chắn. 

Mấy kẻ đến ở trước hết tại Cù Mi như đã nói trên, thì đứng bộ ruộng đất trong họ, mấy người tới sau cũng đặng chia cho mỗi người một hai phần mà làm ăn lập nghiệp, song không được phép bán cho ai, nếu không con cháu kế hậu thì ruộng đất phải giao lại cho nhà thờ. 

Nguyện xin Đ C Bà Maria chẳng hề mắc tội tổ tông hằng xuống ơn bầu chữa cho họ Cù Mi càng thới thạnh, hầu thêm sáng danh Con Đức Mẹ. 


HỌ CÙ MI CỮA

Nhiều người ngoại ở Cù Mi Cữa thấy bổn đạo Cù Mi họ nhờ Cha Bảy lo lắng cho được thạnh các việc, nên đã xin Cha mà theo đạo, cùng lập nên một họ được bảy tám mươi bổn đạo, mà những kẻ ấy vô đạo mau quá không có học hành lẽ đạo cho đủ, nên không đặng vững bền. Khi Cha Sao coi họ Cù Mi thì tại Cù Mi Cữa cũng còn bổn đạo nhiều, mà cách 2 năm sau, làng bắt những kẻ nầy phải lo việc đi trạm, nên phần nhiều đã bỏ mà đi nơi khác, cho khỏi việc cực nhọc nặng nề, Cha Sao khuyên bảo thể nào họ cũng không vưng, cho nên thì còn lại chừng vài ba mươi bổn đạo mà thôi, và không được sốt sắng bao nhiêu. 

Đến sau có thầy tới dạy thì coi muốn khá lại, mà chừng thầy thôi ở thì ai nấy cũng lạt lẽo bề đạo hạnh như trước.

Bổn đạo họ nầy thảy đều nghèo, trừ ra ông Câu khá một chút mà thôi, khi ấy có nhà thờ lá nhỏ mà cũng đà hư, phần trong họ không có huê lợi chi hết.

Trông cậy Chúa dủ lòng thương xót họ nầy, mà khai quang cho nhiều ngoại giáo ở xung quanh đặng nhìn biết Chúa mà xin vào sổ làm con cái Chúa cho đông, cho danh Chúa cả sáng, nước Chúa trị đến hơn nữa. 



3-KỶ YẾU "TAM BÁCH CHU NIÊN ĐỊA PHẬN NHA TRANG"(1971)

LƯỢC SỬ GIÁO XỨ CÙ MI 

(GIÁO XỨ HIỆP HÒA)

(Theo Kỷ Yếu Giáo Phận Nha Trang – Tam Bách Chu Niên 1971) 

I. VỊ TRÍ:

         Giáo xứ Hiệp Hòa hay quen gọi là Cù My, là một xứ đạo kỳ cựu nhất của Hạt Bình Tuy, cách nam tỉnh lỵ Bình Tuy 18 cây số, và cách Bắc tỉnh lỵ Bà Rịa 50 cây số, sát bờ biển Nam Hải, giữa rừng Hiệp Hòa trên tỉnh lộ 23 nối liền Bình Tuy với Phước Tuy. Con đường xuyên rừng này mới được hoàn thành trong đời trung tá Lê Văn Bường, tỉnh trưởng đầu tiên của tỉnh Bình Tuy.

            Biển nhiều cá, rừng nhiều gỗ tốt, ruộng đất phì nhiêu, dân cư lại thưa thớt (xứ đạo Cù My nằm trong xã Hiệp Hòa chỉ có 4 ấp: một ấp đồng bào Chàm, 2 ấp đồng bào lương, 1 ấp hoàn toàn Công giáo, đó là ấp Hàm Thắng cũng là chính xứ Cù My dân toàn xã có độ 1.200 người, xã gần nhất cũng cách xã Hiệp Hòa 17 cây số đường rừng) nên sinh kế của dân chúng rất dễ dàng: họ làm biển, làm rừng, nhưng nghề chính của họ là làm ruộng nhà chung.

II. NGƯỢC DÒNG LỊCH SỬ:

        Năm 1887, Cha Huỳnh Công Ẩn quen gọi là Cha Bảy cùng với 9 người gốc Quảng Bình, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa vào lập nghiệp. Đây là phần đất của quan trấn thủ địa đầu Kỵ úy Nguyễn Hữu Từ. Sau khi bị quan Bố Trà giết, con cháu ông đã nhường cho Cha Bảy để lập nên xứ đạo Cù My, với những ruộng đất mới khai thác từng vùng, do bàn tay người thượng làm công cho quan Phi Kỵ, ngày nay các ruộng đất ấy còn mang tên các sắc dân, như đập Bà Ôn, ruộng Bà Rít…

            Sau Cha Huỳnh Công Ẩn, trước 1945, xứ Cù My đã liên tục được các linh mục thuộc hai Địa phận Quy Nhơn, Saigon coi sóc: Cha Nam, Cha Nhã (Quy Nhơn), Cha Sao rồi đến quý Cha thừa sai Jean Lộc, Keller Lefèbre, Ferré, sau đến Cha Tiên, Cha Lễ (2 lần), Cha Thể, Cha Giàu, Cha Châu. Cha phó thì có Cha Vạn, Cha Hưng. Cha Giàu làm Cha sở Cù My hai lần và được kể là lâu nhứt. Lần nhậm sở sau cùng, Ngài kiêm luôn Tân Lý và thường ở tại Tân Lý.

            Trong thời kỳ ấy giáo dân tuy ít, nhưng đã được tổ chức quy củ: có nhà thờ, nhà xứ (bằng vật liệu nhẹ), nhà chị phước, chuông Khánh, có các thầy các dì dạy học, Biện việc, các Biện sở, Giáp, Câu. Biện đồng nhi, có hội nhi nữ mà quỹ hội đã đài thọ được cho việc xây cất thánh đường.

III. THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN:

         1946-1954. Đang lúc thanh bình tương lai hứa hẹn, chiến tranh Việt Pháp bùng nổ, cha con tản mát. Cha Giàu phải chạy vào đất đỏ - nhà thờ, nhà xứ, dì phước bị Việt Cộng đốt phá cùng với xóm làng, dân chúng dồn nhau chạy vào rừng cất nhà lánh nạn. Đêm đêm trở về xóm mót hái rau, hái trái cây hay đốt đèn treo trên đầu cày, cày ruộng trồng lúa, đời sống thật là cơ cực thiếu thốn. Mặc dù thế, lòng đạo của giáo dân Cù My vẫn vững vàng. Đêm đêm khoảng 3 giờ sáng giáo dân đánh trống, vác tượng Đức Mẹ ra thắp nến trưng hoa, tụ họp đông đủ cầu nguyện, rồi giải tán kịp rạng đông để còn đem tượng đi dấu sợ Pháp bắn phá. Ngày Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm, Lễ Sinh Nhật hằng năm được tổ chức linh đình mặc dù Việt Cộng cấm cách. Cha mẹ nhất định không gả con nếu không có phép giao, vì thế có đến 9 đôi phải len lỏi băng rừng tìm vào Cha Giàu ở đất đỏ để xin làm phép.

            Suốt thời kỳ này, chỉ có hai Cha vãng lai thăm họ ít ngày, đó là Cha Nguyễn Bá Luật và Nguyễn Bá Kính, nhờ Cha Luật giáo dân đã biết cách làm hôn phối theo kiểu bất thường.

            Đức tin của người giáo dân Cù My còn được vững vàng giữa cơn sóng gió ấy chính là nhờ lòng sùng mộ Đức Mẹ.

IV. 1954 ĐẾN NAY:

Hiệp định Genève phân đôi đất nước, VC tập kết ra Bắc. Giáo dân lại trở về xóm nếu không có đình chiến, chắc chắn nhiều vị trong Ban  Hành Giáo đã bị thủ tiêu vì muốn giữ lấy tinh thần cho giáo dân và của cải cho nhà chung.

          Sinh hoạt giáo xứ trở lại bình thường, cha Abel Troger được Đức Cha bổ về cai xứ. Ngài liền mời các Cha dòng Chúa cứu thế về làm tuần đại phúc, giáo dân hớn hở kéo nhau đi dự. Sau ngài là Cha Viot, Cha xây cất lại thánh đường xưa đã bị VC đốt phá, lúc này xứ Cù My thuộc địa phận Nha Trang.

          Sau Cha Viot là Cha Moussay vừa phải coi Tân Lý vừa phải mở đạo trên vùng Tam Tân Hiệp Nghĩa, nên Đức Cha đã trao xứ Cù My cho Cha Nguyễn Đạo Quán năm 1961, Cha xây nhà xứ, cất nhà trường, mua chuông mới cho do tiền của ông bà Bộ Rẩy dâng cúng và lập Đạo Binh Đức Mẹ.

          Đang khi công cuộc kiến thiết tiến hành, thì đột nhiên ngày 21/2/1965 VC đột nhập xứ, Cha con bỏ làng lên Bình Tuy lánh nạn, tạm trú trong các nhà giáo dân xứ Vinh Tân, Thanh Xuân, Tân Lý, bỏ lại tất cả nhà cửa ruộng vườn. Sau này máy bay ném bom tiêu tan toàn bộ.

          Vài tháng sau nhờ sự giúp đỡ của chính phủ, cha con kéo nhau lên khoảng đất sau cọng chánh sát nách Tân Lập dựng nhà ở tạm, và sau khi tạm ổn định, cha con chung lo cất nhà thờ, dựng nhà xứ, làm phòng họp, toàn bằng vật liệu nhẹ, vì lòng giáo dân còn mong về quê cũ.

          Sinh hoạt giáo xứ lại sầm uất, HĐGX được tổ chức theo đúng nội quy, các hội đoàn cũng được thành lập thêm theo kịp đà tiến với các giáo xứ bạn trong Hạt.

          Đức Cố Giám Mục Piquet cũng đã về thăm 1 lần và Đức Cha đương kim cũng đã về thăm ba lần và cầu chúc chóng mau thanh bình, để xứ Cù My trở về quê cha đất tổ, chấm dứt những ngày lưu đày Babylon. 


4- KỶ YẾU 25 NĂM GIÁO PHẬN PHAN THIẾT (2000)

LƯỢC SỬ GIÁO XỨ CÙ MI

Theo “KỶ YẾU 25 NĂM GIÁO PHẬN PHAN THIẾT” 

          Giáo xứ Cù Mi hiện thuộc xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận. Thoạt đầu có Cù Mi “Hộ” (giáo xứ) và Cù Mi “Cửa” (giáo họ ở Bình Châu). Giáo xứ Cù Mi do cha Huỳnh Công Ẩn thành lập năm 1885, thời Đức Cha Hân (Prancois Xavier Van Camelboke) cai quản địa phận Quy Nhơn. Giáo dân lúc đó gồm 8 gia đình từ Bình Định, Phú Yên, Nha Trang… Vì số giáo dân tăng thêm, nên cha Huỳnh Công Ẩn lập thêm làng Hàm Thắng (bây giờ là thôn 2, xã Tân Thắng). Quan thầy của Giáo xứ: Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, mừng kính vào ngày 15-8 hằng năm.

          Về cơ sở vật chất: có nhà thờ tạm, làm bằng vật liệu thô sơ. Sau đó cha Boivin làm nhà thờ bằng gỗ cho Cù Mi “Hộ” và Cù Mi “Cửa”.

          Năm 1890, Cù Mi nhập địa phận Sài Gòn – cha Micae Giàu làm quản xứ. Năm 1934, xây nhà thờ có tháp cao 30m; nhà thờ này này bị đốt cháy vào năm 1947. Sau đó được cha Nhơn (Viot) tu bổ, đến năm 1965, bị bom tàn phá tất cả.

          Cha Micae Giàu làm quản xứ 25 năm, ngài coi luôn giáo xứ Tân Lý. Ngoài nhà thờ tháp cao 30m, ngài còn xây nhà xứ, nhà trường, nhà các Nữ tu Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, tất cả đều bằng gỗ.

          Từ năm 1885-1975, Cù Mi có 24 cha làm quản xứ, có 6 cha coi xứ từ 10 đến 25 năm: cha Guégnand, cha Lefèbvre, cha Tiên, cha Lễ.

          Năm 1957, Cù Mi thuộc địa phận Nha Trang dưới thời Đức Cha Lợi (Piquet). Năm 1963, cha Vincente Nguyễn Đạo Quán làm quản xứ, ngài tiếp tục tu bổ nhà thờ, đã được cha Nhơn làm lại sau khi bị đốt. Ngài còn xây nhà xứ trên bằng gạch phía sau đài Đức Mẹ hiện tại. Sau đó, xây trường học và đặt tượng Mẹ trước nhà thờ.

          Nhà thờ này lại bị bom phá sập tan tành vào năm 1965, giáo dân phải rời Cù Mi về tạm trú tại Tân An, phía sau Nhà thờ Đồng Tiến. Lúc này, số giáo dân ước chừng 1500 người. Có các hội đoàn: Lêgiô, con Đức Mẹ, Nghĩa binh Thánh Thể. Đời sống đạo phát triển khá mạnh.

          Năm 1975, Cù Mi thuộc giáo phận Phan Thiết, dưới sự cai quản của Đức Cha Nicolas Huỳnh Văn Nghi. Một biến cố đáng ghi nhớ vào sử Cù Mi: ngày 25-4-1975, sau buổi kinh sáng ngày Chúa Nhật, giáo dân Cù Mi (đang tạm trú tại Tân An, Bình Tuy) đã đón tiếp Đức Cha Nicolas đến thăm, trong lúc vắng cha quản xứ, vì cha Sáng (Roger Delsuc) đã mất vì bệnh ung thư. Cha J.B. Lê Xuân Hoa, Hạt trưởng, đưa Đức Cha đến bằng xe Honđa, ông Trùm Đông, Chủ tịch Hội Đồng Giáo xứ đại diện giáo dân mừng Đức Cha và phái đoàn tháp tùng.

          Ngày 20-5-1975, cha J.B. Hoàng Thanh Huê, được bổ nhiệm làm quản xứ, ngài dời nhà thờ bằng gỗ, từ Tân An về làm nhà thờ tạm trên nền nhà thờ bị tàn phá.

          Năm 1976-1978, xây dựng nhà thờ mới, lợp tôn, tường gạch, 12 cột tròn bằng gỗ. Làm nhà xứ phía sau nhà thờ, xây trường học, xây nhà cho cộng đoàn MTG. Phan Thiết.

Có các hội đoàn: Bà Mẹ Công Giáo, Legio, Thiếu nhi Thánh Thể, Têrêxa. Cha Huê rời Cù Mi, cha Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Nam thay thế, ngài xây đài Đức Mẹ, lễ đài, hội trường, nhà xứ mới. Đến tháng 10.1998, cha Giuse Phạm Thọ về làm phó xứ.

          Từ năm 1975, ngoài 5 khu địa phương, giáo dân từ Bắc, Trung, Nam đến lập nghiệp, làm thành các giáo họ, mỗi giáo họ trên dưới 1000 người… giáo họ Antôn, Mân Côi, Phêrô đã có nhà nguyện từ những năm 1985-1997. Từ ngày 01.12.1999, giáo họ Giuse bắt đầu xây nhà nguyện mới, với diện tích 200m2, do Tòa Giám Mục tài trợ và đã hoàn thành vào đầu tháng 05.2000.

          Đa số giáo dân Cù Mi làm ruộng, làm rừng, làm biển, một số ít buôn bán nhỏ, và làm nghề thủ công. Tòa Giám Mục đã giúp xây 2 đập đưa nước vào tưới cho cánh đồng, để làm 2 vụ, có nơi được 3 vụ. Số giáo dân hiện nay trên 6000 người.

          Về văn hóa: trước 1975, đa số mù chữ, số còn lại trình độ từ lớp 3 đến lớp 6,7. Từ năm 1990, số học sinh tăng nhiều. Niên khóa 1999-2000, cấp I: 1450 học sinh, cấp II: 570 học sinh, cấp III: 56 học sinh và 16 sinh viên đại học. Từ 1994, Giáo xứ đã có chừng 15-20 người xin theo đạo.

          Hướng về tương lai: đẩy mạnh việc truyền giáo và tái truyền giáo cho những gia đình “nguội lạnh”, ước mong xây dựng một trạm phát thuốc miễn phí, mua xe làm xe cứu thương, để đưa người đau ốm và bị tai nạn đến bệnh viện. Ngoài ra, còn phải nâng cấp con đường chính, từ QL. 55 vào nhà thờ, vì thấp và thường bị ngập vào mùa mưa, và ước mơ lớn nhất của giáo dân là thấy ngôi nhà thờ mới được hình thành

II. CÙ MI THEO DÒNG THỜI GIAN

1.Cuộc Nam Tiến của chín tổ phu:
Chiếu Cần Vương do Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi ban hành ngày 13.07.1885 đã dấy lên một phong trào “phò vua cứu nước” lớn mạnh tại Trung và Bắc Kỳ. Song song với tinh thần phò vua, một sự đối kháng với đạo Kitô cũng nổi lên. Sự đối kháng này đạt cao điểm khi hàng loạt các giáo xứ ở miền Trung bị bố ráp, hàng trăm làng đạo bị thiêu đốt và hàng ngàn Kitô hữu bị thảm sát.
Trước tình hình nguy kịch như thế, Cha FX Huỳnh Công Ẩn  thầy Lê Pho cùng chín gia đình giáo dân (có tài liệu nói là 7 gia đình)gốc Quảng Bình, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hoà đã làm một cuộc “nam tiến”, nhằm bảo vệ tính mạng, giữ vững niềm tin và tìm đất lập nghiệp. Đó là các gia đình sau:
1. Nguyễn Minh
2. Nguyễn Châu
3. Phạm Quân
4. Hà Lực
5. Nguyễn Cậy
6. Nguyễn Đờn
7. Trần Bờ
8. Lê Viễn
9. Lê Tín
       
Khoảng Năm 1887, Cha Fx Ẩn (1) và thầy Lê Pho cùng chín gia đình “Tổ Phụ” đã đặt chân đến mảnh đất Cù Mi, lúc đó gọi là làng Hàm Thắng, thuộc tổng Phước Thắng, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận. May mắn thay, cha con đã được miêu duệ của quan Kỵ úy Nguyễn Hữu Từ nhường cho một phần đất để làm ăn sinh sống. Rồi trên mảnh đất này, Cha Ẩn đã cùng các bổn đạo đầu tiên lập nên họ đạo Cù Mi. Chỉ một thời gian sau, một nguyện đường bằng gỗ tạp, lợp lá buông được hoàn thành. Đây là ngôi Nhà thờ thứ nhất. Lần đầu tiên sau chuỗi ngày gian nan, thánh lễ “cung hiến” và Mừng Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời được dâng một cách sốt sắng (15.8.1887) trang nghiêm bởi một cộng đoàn gồm Cha Xứ tiên khởi và các Bổn đạo ít ỏi này.
      Cha F.X Ẩn đã dâng Giáo xứ và các con cái mình cho Đức Maria và Cha F.X đã chọn Đức Maria Hồn Xác Lên Trời làm Tước hiệu Nhà thờ và Bổn Mạng Giáo xứ.Từ đây, Giáo Hội Việt Nam và Giáo phận Quy Nhơn có thêm một người con vừa chào đời.
2. Cù Mi đứa con xa của Giáo phận Quy Nhơn:
Chỉ 6 năm sau ngày khai xứ, Cha Ẩn đã được Đức Cha Francois Xavier Van Camelbecke Hân, Giám mục Quy Nhơn (1884-1901) gọi về làm Tổng Đại diện giáo phận và Đức Cha đặt Cha Thiên (2) tạm thời coi sóc họ đạo Cù Mi. Một năm sau, Cha Sanh (3) lại được sai đến thay Cha Thiên. Đến năm 1895, Cha Boivin Nhã (Thừa sai Paris) (4) về làm Cha Sở họ đạo.
         
Thời gian Cha Nhã coi sóc là thời gian họ đạo phát triển mạnh mẽ. Số giáo dân tăng nhanh nhờ nhiều giáo dân nhập cư và lương dân tại địa phương theo đạo. Cha đã hướng dẫn các bổn đạo làm ngôi nhà thờ mới rộng rãi và vững chắc hơn.Đó là ngôi Nhà thờ thứ 2 của Giáo xứ Cù Mi. Bên cạnh đó, Cha còn mở các lớp Giáo lý để củng cố đức tin cho cả giáo dân cũ và các tân tòng. Sinh hoạt của họ đạo Cù Mi lúc này khá phong phú và vững vàng.
 Đang hăng say hoạt động như vậy, thì năm 1899, Cha Nhã lại được chuyển về Toà Giám mục và nhận trách nhiệm khác. Cũng thời gian này, Cù Mi lại được sát nhập vào địa phận Tây Đàng Trong (sau này đổi thành địa phận Sài Gòn ngày 03.02.1924), kết thúc thời gian 13 năm làm đứa con xa của địa phận Quy Nhơn.
3. Cù Mi cùng Mẹ mới Sài Gòn:
            Năm mươi tám năm thuộc địa phận Sài gòn, với bốn đời Giám mục và mười Linh mục Quản xứ là khoảng thời gian dài và nhiêu khê nhất của họ đạo Cù Mi. Sau khi Cha Nhã đi rồi, năm 1900 Đức Giám mục địa phận Tây Đàng Trong là Lucien Emile Mossard Mão đưa Cha Sao (5) đến làm Quản nhiệm Cù Mi. Cha sao thuộc địa phận Sài Gòn. Cha Sao cử các chức việc gồm các ông: ông Phạm Kề làm Trùm. Đây là ông Trùm tiên khởi của Giáo xứ Cù Mi; ông Trần Bờ, ông Hà Lực, ông Nguyễn Đờn làm Biện. Cha cũng sửa sang lại ngôi Thánh đường cho đàng hoàng hơn. Năm 1902, Cha Sao phải rời Cù Mi và Cha Phuông (6) được sai đến, giúp xứ được 4 tháng. 
           Năm 1903 Cha Phêrô Thao (7) lại đến thay Cha Phuông. Ngoài Cù Mi, Cha Thao còn phải coi sóc họ Xuyên Mộc nữa, giúp xứ Cù Mi được 1 năm, đến năm 1904 Cù Mi lại được Cha J. Guegnard Lộc (8), đến thay Cha Thao. Cha Lộc là Linh mục thuộc Hội Thừa sai Pari. Thời gian này Cha Lộc đã thiết lập điền thổ nhà chung, lập bộ thuộc công nho của làng Hàm Thắng. Cha Lộc thành lập Hội Đồng Nhi do ông Phêrô Trương Khương làm Hội Trưởng Câu đồng nhi nam và bà Mattha Hà Thị Sở là Hội trưởng Câu đồng Nhi nữ dưới sự dìu dắt của ông Thầy Tám Phước. Tôn chỉ mục đích của Hội là tìm hiểu và học Giáo lý, Thánh hóa bản thân, lập quỹ tiết kiệm. Hội Đồng Nhi dùng quỹ này để giúp đỡ hội viên lúc đau ốm, xin lễ bình yên cũng như lễ an táng cầu hồn cho Hội viên khi đã qua đời. 
          Năm 1906 đến 1907  có  Cha Simon Chánh làm Cha phó (P1) và năm 1907 đến năm 1909 có Cha phó Keller Lê  (P2) thay Cha Simon Chánh làm Cha phó. Từ  năm 1909 Cha Gustave Lefebvre Luật (P3) về làm Cha phó thay cha Keller Lê. 
          Đến năm 1912 Cha Lộc đổi đi và Cha Gustave Lefebvre Luật (9) lên làm Cha Chánh xứ và Cha Ferre làm phó (P4). Năm 1915, Cha Phêrô Tiễn về thay, Cha Ferre làm phó. Năm 1916 Cha Gustave Lefebvre đổi về xứ Mỹ Hội, thì Cha Phêrô Tiễn (10) lên Chánh xứ Cù Mi và Cha Tôma Vạn làm Cha Phó (P5). Trong thời gian này Giáo xứ Cù Mi có 2 Dì thuộc dòng MTG Thủ Thiêm giúp. Đó là Dì Nhì Hải và Dì Tám Vân. Tập tục mừng tuổi Chúa, đọc bài chúc Hôn phối tại tiệc cưới, diễn Thánh tuồng mừng lễ Giáng sinh được Cha Phêrô Tiễn áp dụng từ đây. Có những tập tục mới này làm cho tinh thần sống đạo trong giáo dân được hưng khởi rất nhiều. Dù những xáo trộn về Cha Sở như thế, nhưng thời gian đầu, đời sống đạo của giáo dân vẫn ngày một thăng tiến. Những ngày lễ sốt sắng, những sinh hoạt vui tươi và sinh động diễn ra đều đặn. Giáo dân phấn khởi tham gia tổ chức các ngày lễ trọng như Phục Sinh và Giáng Sinh. Có khi giáo dân chuẩn bị tập tuồng, kịch hay canh thức trước cả mấy tháng trời. Nhưng rồi sự khó khăn đã nảy sinh. Nguyên nhân chính là vì các Cha coi sóc đều là người Pháp, thuộc Hội Thừa sai Paris (MEP). Ngôn ngữ bất đồng, văn hoá cách biệt, Cha sở và bổn đạo ít hiểu nhau. Dần dà, những sinh hoạt sôi nổi cũng chìm xuống. Đến năm 1918, nhiều Chủng sinh Việt Nam được phong chức Linh mục, Toà Giám mục sai Cha Giuse Trần Hiếu Lễ (11) đến làm Chánh họ đạo thay Cha Phêrô Tiễn và Cha Giuse Hưng là Cha Phó (P6). Cha tổ chức lại họ đạo, đặt lại ông Trùm, ông Câu, ông Biện và thành lập các hội đoàn. Mọi sinh hoạt nhận được sinh khí mới và phát triển trở lại. Lúc này, giáo phận Tây Đàng Trong được đổi thành địa phận Sài Gòn (03.02.1924). Cha Lễ coi sóc Cù Mi cho đến năm 1920.                                      Năm 1920, Cha Giuse Lễ đổi đi và Cha Phêrô Thể (12) thuộc Địa phận Sài Gòn về làm Chánh xứ Cù Mi. Cha Thể tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho giáo dân trong Giáo xứ như Cha mở trại dệt đệm bườm được làm bằng lá buông để bán ra miền Trung. Từ ấy, mới có tục danh là Gò đệm. Lúa thu hoạch từ ruộng Nhà chung, Cha Thể không dùng đến mà Cha canh tác phần ruộng riêng là phần ruộng Phó Lâm để chi phí ăn uống hàng ngày. 
         Năm 1922 Cha Thể đổi đi xứ khác. Năm 1923 Giáo dân Cù Mi vui mừng đón Cha cựu Giuse Trần Hiếu Lễ (tái giúp xứ L2) tái giúp xứ Cù Mi. Thời gian này, nhịp sống của giáo dân Cù Mi vui nhộn hơn, giao lưu buôn bán với các nơi chủ yếu bằng đường thủy. Cha Lễ cho nạo vét các cửa sông để ghe thuyền ra vào bến được thuận tiện. Cha còn huy động trong con chiên của mình chuẩn bị làm nhà thờ mới.
.Năm 1928, Cha Lễ được đổi đi nơi khác. Năm 1928 Cha Micae Nguyễn Văn 
Giàu (13) thuộc Địa phận Sài Gòn về làm Chánh xứ Cù Mi. Ngoài Cù Mi Cha Giàu còn giúp họ LaGi nữa. Họ đạo vẫn trên đà phát triển. Lúc này số giáo dân đã tăng lên đáng kể. Năm 1930, Cha Giàu đã cùng giáo dân chuẩn bị xây mới ngôi Thánh đường, Cha Giàu cùng với giới trẻ giáo xứ lên Cầu Kiều cậy đá, dùng xe trâu chở về, làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm. Cha con ở lại đêm cậy đá làm sao cho đủ số lượng đá cần thiết. Sau đó mỗi gia đình phải góp thêm 4 khối đá nữa và tự chuyên chở về Giáo xứ. Cha còn lập nhiều tiểu ban như: Ban thợ rừng thì lên rừng lo việc khai thác và đẽo cột, kèo, trính, đòn tay,..Gỗ thì toàn là gỗ sao, săng đá. Ngoài ra còn phải mua thêm gổ ở LaGi và chở về bằng ghe. Ban  gạch ngói thì chịu trách nhiệm mướn thợ về xây lò gạch ngói để sản xuất gạch ngói lợp Nhà thờ. Ban lò vôi thì lo ra biển thu lượm vỏ sò về hầm vôi, Cha Giàu còn mua đá san hô ở miền Trung về hầm vôi thêm mới đủ số lượng yêu cầu. Ngoài ra, Cha còn phân công chở cát xây…..Ximăng. Còn sắt, đinh, vít, bùlon thì mua ở Sài Gòn dùng ghe chở về bằng đường biển (số lượng ít). Sau khi chuẩn bị xong năm 1932 khởi công xây dựng. Năm 1934, Nhà thờ khá kiên cố với diện tích 30 x 12 mét và một tháp chuông
cao 30 mét theo mô hình nhà thờ kiểu Âu châu  hoàn thành. Đây là Nhà thờ thứ 3 của Giáo xứ Cù Mi. Sau khi công trình xây dựng Nhà thờ và các công trình khác hoàn thành, Cha Micae Giàu có nhã ý mời Đức Cha Quinton Giáo  phận Sài Gòn về làm phép Nhà thờ mới và một số công trình phụ như: nhà xứ, nhà Dì, trường học. Nhưng ý định của Cha không thực hiện được, vì Cha Micae Giàu phải đi giúp xứ khác. Đó là họ LaGi (Giáo xứ Tân Lý ngày nay).
            Năm 1935, Cha Macco Châu (14) thuộc Giáo phận Sài Gòn đến làm Chánh xứ Cù Mi thay Cha Giàu. Đi cùng với Cha Châu có 2 thầy: thầy Thanh và thầy  Quyền giúp giáo sở Cù Mi. Cha Macco Châu tiếp tục thực hiện ý định của Cha Giàu và lập kế hoạch mời Đức Cha Quinton về làm phép Nhà thờ và công trình phụ. Ngày 01.5.1935 Nhà thờ Giáo Xứ Cù Mi trang hoàng cờ hoa lộng lẫy, Đức Cha từ trên kiệu hoa bước xuống, chuông trống rập ràng vang lên toàn thể giáo dân Cù Mi long trọng đón Đức Cha Quinton. Cùng đi với Đức Cha có hai Cha thừa sai khác nhưng không biết tên. Đức Cha đã dâng Thánh lễ  Đại triều, làm phép Nhà thờ, Nhà xứ, nhà Dì, trường học, các ảnh tượng và ban phép Thêm sức. Để tán thưởng và ghi nhận công lao to lớn và lòng nhiệt  thành của Giới  chức đã giúp cha Micae Giàu xây dựng và sửa sang lại toàn bộ các công trình cùa Giáo xứ nhất là ngôi Thánh đường mới này. Đức Cha Quinton đã gắn huy chương Tòa thánh cho 4 ông Đại diện Giáo xứ Cù Mi: Đó là ông Câu nhì Antôn Lê Tước, ba ông Biện việc là: ông Phêrô Trương Khương, ông Phaolô Nguyễn Đặng và ông Giuse Trần Bình. Giúp xứ được ba năm thì Cha Macco Châu đổi đi.
            Năm 1938, Cha Micae Nguyễn Văn Giàu (tái giúp xứ L2) tái nhận sở Cù Mi thay Cha Macco Châu. Thời gian này, Cha Giàu tập trung công sức lo xây dựng nhà thờ họ LaGi. Để mừng 25 năm Linh Mục và tỏ lòng biết ơn công lao to lớn của Cha Micae đã cống hiến cho Giáo xứ Cù Mi. Năm 1942, ban Giới chức Giáo xứ tổ chức mừng lễ Bạc cho Ngài. Ngày thứ nhất tiếp đón Quý cha, quý thầy từ các nơi về. Vì các Cha phải đi bằng ngựa nên các Cha vất vã lắm mới đến được Cù Mi. Ngày thứ hai, Thánh lễ và tiệc mừng. Cha Micae làm chủ tế, 3 Cha đồng tế và 2 thầy Phó tế. Đến dự Thánh lễ Bạc của Cha Micae có đông đảo giáo dân Giáo xứ và một số giáo hữu đại diện cho Họ đạo LaGi. Ngày thứ ba, là ngày Ban giới chức thăm hỏi, cảm ơn, và tiễn các Qúy Cha lên đường.
             Qua 25 năm thiên chức Cha Micae Giàu đã có những đóng góp vô cùng to lớn cho dân Chúa nói chung và cho Giáo xứ Cù Mi nói riêng. Đây cũng là dịp Giáo xứ Cù Mi tỏ lòng biết  ơn, lòng hiếu thảo, lòng quý trọng đối với một vị chủ chăn đã đưa giáo xứ Cù Mi lên một tầm cao mới có giá trị lịch sử.
Rồi 18 năm bình yên, thịnh vượng dưới sự chăn dắt của Cha Giàu từ 1928 đến 1946 đã nhanh chóng trôi qua. Năm 1946, chiến sự khốc liệt bắt đầu nổ ra. Năm 1947, lệnh “tiêu thổ kháng chiến” được ban ra và chiến lược “vườn không nhà trống”, đốt sạch, phá sạch đã được áp dụng. Bổn đạo có số chạy loạn, số khác phải vào rừng tránh đạn. Tháng 5.1946 Cha Giàu cũng phải về lánh nạn ở Toà Giám mục. Giai đoạn 1946-1954 là thời gian bi thương nhất của bổn đạo Cù Mi. Ngày 17.3.1947  tin buồn ập đến, giáo dân Cù Mi đau lòng nhìn Nhà thờ  đã bị đốt phá. Giáo dân phải sống giữa “rừng thiêng nước độc”; lên núi gặp cọp beo, xuống suối đụng cá sấu, ngày trốn tránh tầm đạn, đêm phải lo cày cấy, giáo dân sống trong hoang mang lo sợ, không linh mục, không bí tích nhưng tinh thần đạo, đức tin của giáo dân vẫn không hề lay chuyển. Ngày 21.3.1947 Nhà nguyện tạm được dựng lên cạnh bờ sông, cách bờ sông chừng 10m, Nhà thờ lợp bằng lá buông, các bức vách để trống để khi có máy bay oanh tạc thả bom, bắn phá thì chạy thoát cho nhanh. Nhà thờ này là Nhà
thờ thứ tư của Giáo xứ Cù Mi hay gọi là nhà thờ Bằng Lăng nghèo nàn, đơn sơ. May thay, năm 1948-1949 có hai Cha là Nguyễn Bá Kính và Nguyễn Bá Luật ghé thăm. Giáo dân vui mừng tiếp đón và mời Cha dâng Thánh lễ, ban Phép các Bí tích. Giáo dân sốt sắng lãnh nhận các Bí tích cũng như tham dự Thánh lễ. Rồi hai Cha phải chia tay, mọi người lại trở về cảnh sống bơ vơ, không người chăn dắt. Giáo xứ trong hoàn cảnh không Cha xứ, máy bay địch oanh tạc thường xuyên. Ay vậy mà không có ngày Lễ trọng nào lại không tổ chức trọng thể. Năm 1948,  trường học của Giáo xứ được mọc lên ngay Gò Ông Thầy, các lớp học văn hóa, Giáo lý  ra đời, với các giáo viên là Thầy Nguyễn  An (cựu Latinh), cô giáo Nguyễn Thị Tùy (nữ tu), cô giáo Mai Thị Trang (nữ tu). Trung bình cả trường có từ 50-60 học sinh. Đến năm 1950 trường học phải di dời về phía sau Nhà thờ Bằng Lăng. Vì máy bay thường oanh tạc bắn phá khu vực Nhà thờ Bằng Lăng. Nên tháng 3.1950 trường học tiếp tục dời về khu ruộng Bà Rít và ổn định cho đến năm 1954. Dù cuộc chiến vẫn xảy ra, bom đạn vẫn nổ, nhưng việc học hành của các em vẫn không bị gián đoạn, giải quyết tình trạng mù chữ cho con em Cù Mi trong thời kỳ lịch sử khắc nghiệt này.
            Trung tuần tháng 3.1952, khi nghe tin Cha GioaKim Nguyễn Bá Luật trên đường đi công tác Mục vụ ở Cao Lãnh đã gặp nạn và qua đời. Ban Giới chức liền loan tin cho các giáo hữu được biết. Ông biện việc Nguyễn Hữu Duyên đặt áo lễ đen của Ngài lên trên bàn thờ, đặt mão 3 khía của Thầy Cả nằm trên áo, cả Giáo dân Cù Mi và tập  trung về Nhà thờ cầu lễ cho Cha Luật liên tiếp 3 ngày. Nỗi buồn chưa vơi. Tháng 8.1952 tin từ Họ Xuyên Mộc cho biết. Cha Micae Giàu sau khi tĩnh tâm ở Sài Gòn xong, Ngài về Đất Đỏ nghỉ lại để hôm sau dâng lễ cho Họ Long Điền và cha đã bị bắn tại Nhà thờ khi đang trong phòng Thánh bước ra  tiến lên bàn thờ dâng lễ. Nhớ ơn Cha, nghĩ về Cha, nghĩ về  những tháng ngày Cha giúp cho Cù Mi, nhất là ngôi Thánh đường cao lớn, vĩ đại mà cha đã xây dựng cho Cù Mi…rồi cả giáo dân bùi ngùi xúc động, nước mắt dâng trào vô cùng thương tiếc. Ông biện việc Nguyễn Hữu Duyên dọn bàn thờ, đặt áo lễ đen lên giữa, trên áo đen là chiếc mão 3 khía, mão này Cha thường đội khi đi rảy nước Thánh ngày Chúa Nhật. Một hồi dài chuông trầm thốt lên, sau đó khắc 7 tiếng, tiếp theo một hồi chuông dài. Đến hồi chuông thứ ba thì nhà thờ chật nít giáo dân như ngày lễ Chủ nhật. Rồi tiếng kinh cầu lễ vang lên, cầu cho Cha  Micae được an nghỉ trong Chúa. Vĩnh biệt Cha yêu Micae Nguyễn Văn Giàu.
Cũng trong năm này, giặc bắn phá dữ dội, trâu chết, nhà cửa tiêu điều. Nhà thờ bị hư hỏng nặng. Ban Quý chức họp bàn di dời Nhà thờ Bằng Lăng sang gần vùng đất đập Bà Ôn. Hay còn gọi là Nhà thờ Bà Ôn. Ở đây cây cối um tùm, rậm rạp để tránh đạn cho an toàn. Trường học cũng phải di dời về vùng ruộng Bà Rít. Ngày 30.11.1952 công việc dời trường
học và Nhà thờ đều hoàn tất. Đây là Nhà thờ thứ 5 của Giáo xứ Cù Mi.
Ngày 02.10.1954 Ban Quý chức lập kiến nghị dâng lên Đức Cha F.Cassaigne Giám Mục Địa phận Sài Gòn. Xin Đức Cha ban cho Cù Mi một Cha sở mới. Và nhờ Hồng ân Chúa thương đến Giáo sở Cù Mi. Lúc 10 giờ Ngày 23.10.1954 chuông trống ngân vang, Giáo hữu tập trung về tại Nhà thờ thật đông đảo đón mừng Cha Thừa sai Paris Troget (15) được sai đến làm chánh xứ Cù Mi. Chiều 23.10 Cha Troget dâng Thánh lễ đầu tiên tại Nhà thờ Cù Mi tị nạn Bà Ôn. Trong thời gian này có Thầy Phaolô Diệu làm Phó xứ giúp cha Troget trong công tác Mục vụ. Ngày 17.3.1955 Ban Quý chức thống nhất với Cha Troget dời Nhà thờ Bà Ôn về lại cất trên nền Nhà thờ Cũ (Nhà 
thờ Bằng Lăng). Đây là Nhà thờ thứ 6 của Cù Mi.  Nhưng đến tháng 10 năm 1955, Ngài lại được Cha Phaolô Phan Tùng Lộc (16) về thay để đi nhận nhiệm sở mới. Cha Lộc lại họp bàn Ban Quý chức dời Nhà thờ Bằng Lăng 2 này về lại gần nền Nhà thờ cũ, Nhà thờ mà bị giặc đốt năm 1947. Sau lễ các Đẳng Linh hồn năm 1955, Nhà thờ thứ 7 của Giáo xứ Cù Mi được di dời và tết Nguyên đán 1956 Cha Lộc dâng Thánh lễ đầu năm trong ngôi Nhà thờ nhỏ bé này. Cha Lộc cùng sống chết với giáo dân Cù Mi cho đến khi Giáo phận Nha Trang được chính thức thành lập ngày 05.07.1957 và Cù Mi lại được làm con của Giáo phận mới.
4. Về với Nha Trang.
   Với Sắc chỉ Crescit Laetissimo của Đức Thánh Cha Piô XII ban hành ngày 05.07.1957, Giáo phận Nha Trang chính thức được thành lập gồm Khánh Hoà, Ninh Thuận của địa phận Quy Nhơn và Bình Thuận, Bình Tuy của Giáo phận Sài Gòn do Đức Cha Piquet Lợi (MEP) làm Đại Diện Tông Toà. Như vậy, từ lúc này họ đạo Cù Mi lại trở thành đứa con xa xôi của Giáo phận mới Nha Trang.
Từ năm 1957 đến 1960, Đức Cha Piquet đã giao Cù Mi cho Cha Viot Nhơn (17) coi sóc. Tháng 8.1958, Cha Viot Nhơn họp bàn với Ban Quý chức lập kế hoạch trùng tu lại ngôi Thánh đường theo kiểu mẫu mà Cha Micae Giàu kiến trúc năm 1947.Tháng 10.1958 Cha Viot chuẩn bị mua ximăng, mua ngói ở Biên Hòa và mua gỗ ở trại cưa Bình Tuy.Tháng 12.1958
Nhà thờ thứ 8 được khởi công xây dựng. Đầu năm 1960 Nhà thờ mới được hoàn thành. Tết Nguyên đán năm 1960, Cha Viot Nhơn cùng Giáo dân dâng Thánh lễ tạ ơn Chúa trong nhà thờ mới tái thiết này. Tạ ơn Chúa và Đức Mẹ đã ban cho Cù Mi có được ngôi Thánh đường đẹp nhất tỉnh Bình Tuy.
            Năm 1960 Cha Gérard Moussay (18) đến thay Cha Viot. Vì  phải coi cả Cù Mi và Tân Lý, nên ngài chỉ có thể dâng lễ và ban phép các bí tích, còn những hoạt động khác thì tạm thời để yên. Đến ngày 15.4.1961 Cha Vinh Sơn Nguyễn Đạo Quán (19) về Quản xứ Cù Mi thay Cha Gérard Moussay. Dưới sự chăn dắt của Cha Vinh Sơn nhà thờ được xây dựng lại khang trang hơn, phòng giáo lý đầy đủ. Tưởng đã yên vui hưởng bình an. Nhưng ngày vui chẳng được bao lâu chiến tranh nổ ra, đạn lại bay tứ phía, bom dội ào ào. Sáng Chúa nhật ngày 25.2.1965, lễ chưa xong mà bom lại dội ầm ầm trên làng Phò Trì làm 12 người chết và trâu bò gia súc cũng thiệt hại nặng nề. May mắn thay giáo dân Cù Mi đang dự lễ, nếu hôm ấy bom rơi ngay Nhà thờ thì còn ai là người sống sót. Dân Chúa sẽ ra sao? Có phải Thiên Chúa đã làm phép lạ không? Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời đã phù hộ Cù Mi không? “Đúng như thế”. Những trái bom rơi, những loạt đạn chết người. Đa số đồng bào Dân tộc Chăm bỏ đi hết chỉ còn Cù Mi ráng bám lại làng mạc một thời gian. Nhưng rồi bom lại rơi, đạn lại pháo từ biển vào làm giáo dân hoảng loạn, làng mạc hoang tàn, dân cư sơ tán hầu hết. Người giáo dân Cù Mi cũng không chịu nỗi cảnh chiều chiều những chiếc máy bay “Đầm già” quan sát thả bom ầm ỉ. Ngày 26.2.1965 Cha xứ cùng con chiên khăn gói ra đi tránh đạn. Ong Trùm  Phêrô Cao Chiếu vào Nhà thờ đưa  ảnh tượng Đức Mẹ Mông Triệu xuống khỏi tòa và cùng ông Từ Mai Rớt,  hai ông thay phiên nhau vác ảnh Đức Mẹ đi theo đường biển về Bình Tuy. Khi đến Giáo xứ Vinh Thanh, Cha Nguyễn Viết Khai nghe tin Đức Mẹ Bổn Mạng Cù Mi đến, Cha vội vàng bảo hai cụ đưa tượng Đức Mẹ vào Nhà thờ Vinh Thanh và đặt Mẹ trên tòa chờ ngày Cù Mi ổn định hãy kiệu Mẹ về. Hai cụ vâng lời Cha Khai và về báo tin cho Cha Vinh sơn và Giáo dân biết. Khó khăn lại đến, đất khách giờ cũng là đất khách, nhưng đây là đời con cháu tha  hương, cũng vì để bảo vệ tánh mạng và duy trì đức tin mà một lần nữa, hậu duệ của 9 tiền hiền lập xứ Cù Mi lại khăn gói rời quê hương đi tìm nơi ở mới. Đó là vùng đất xã Tân An ngày nay. Náu nương nơi xứ Thanh Xuân và xứ Tân Lý ít lâu. Ngày 09.4.1965 Cha Vinh Sơn dẫn giáo dân về nơi đất mới và chọn vùng đất cất Nhà thờ. Ngày 10.5.1965 giáo dân dựng lều tranh làm nhà xứ. Ngày 15.5.1965 Cha Vinh Sơn về ở tại nhà xứ đơn sơ này (thời gian tị nạn Cha Vinh sơn ở trọ nhà xứ Thanh Xuân với Cha Vũ Đình Hiên). Ngày 16.5.1965 giáo dân cùng bắt tay xây dựng lại nhà thờ. Nhà thờ đơn sơ được cất bằng gỗ tạp, mái lợp tôn kẽm. Đây là Nhà thờ thứ 9 của Giáo xứ Cù Mi. Chiều ngày 16.5.1965 hồi chuông ngân lên và Cha Vinh Sơn dâng Thánh lễ đầu tiên tại Nhà thờ tị nạn. Từ nay, Giáo dân Cù Mi sống lại từ tinh thần lẫn thể xác, vui mừng hiệp một ý cùng Cha xứ Cảm tạ ơn Thiên Chúa và Mẹ Maria. Cuộc sống giáo dân Cù Mi bắt đầu từ đây, rồi cùng  nhau xây dựng hội trường, phòng đọc sách, trên đồi cát trắng trong cảnh trắng tay. Chưa yên, ngôi Thánh đường dựng tạm quá chật hẹp. Do vậy, ngày 10.6.1965 Cha Vinh Sơn họp bàn với Ban Quý chức làm lại Nhà thờ mới khang trang hơn, rộng rãi hơn. Ngày 13.6.1965 khởi công đắp nền Nhà thờ và chuẩn bị một số vật liệu cần thiết. Ngày 27.6.1965 tiến hành dựng và lợp mái Nhà thờ mới. Ngày 05.7.1965 Nhà thờ hoàn thành. Nhà thờ có hai mái. Mái cao lợp bằng tôn sắt, mái thấp lợp bằng tôn ximăng, nền tráng ximăng, cửa gỗ, vách ván. Đây là ngôi Nhà thờ thứ 10 của Cù Mi, hay còn gọi là Nhà thờ Hiệp Hòa. Ngày 14.8.1965 Nhà thờ trang hoàng cờ hoa lộng lẫy, Giáo dân chật đứng chật như nêm. Chiếc xe ôtô hiệu Chevrolet từ từ tiến vào ngã 3 liên tỉnh lộ 23, rồi dừng lại. Cánh cửa hậu của xe mở ra, ông Trùm Cao Chiếu và Ong Từ Mai Rớt kính cẩn đưa tượng Mẹ Bổn Mạng xuống  xe và đặt Mẹ lên kiệu hoa. Chuông trống Nhà thờ Hiệp Hòa nổi lên, Cha Vinh Sơn, Cha Trần Ngọc Thủy và Cha Nguyễn Viết Khai nghiêng mình xông hương kính chào Mẹ rồi từ từ đoàn kiệu hoa rước Mẹ tiến về Nhà thờ, đặt Mẹ trên Tòa cao rồi cùng nhau hát mừng kính Mẹ. Đó là quang cảnh rước Đức Mẹ Bổn Mạng Cù Mi Hiệp Hòa về đoàn tụ với con cái nơi đất khách quê người.
   Trong thời gian tị nạn, Giáo dân công tác tích cực cùng Cha xứ lập lại kỷ cương trong giáo xứ và cũng kiếm kế làm ăn, sinh sống chờ ngày về quê hương Cù Mi cũ. Toàn thể giáo dân Cù Mi lúc bấy giờ cứ nghĩ là hai hoặc ba năm sẽ trở về. Nhưng đợi chờ đến mười năm sau, khi cỏ cây mọc um tùm kín lối về thì hòa bình mới thực sự có trên đất nước Việt Nam thân yêu này. Trong bối cảnh tranh tối tranh sáng của năm 1973 (sắp sửa hòa bình) thì Cha Vinh Sơn Quán đổi đi về Di Cần và một Linh mục Pháp lại về là Cha Roger Delsuc Sáng (20). (Thời gian này Địa phận Nha Trang thuộc quyền cai quản của Đức Giám mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận 1967 – 1975). Chưa được 1 năm sau thì Ngài ngã bệnh và qua đời tại Sài Gòn, Cù Mi lại chưa có Cha xứ mới. Sau đó, Cha Vinh Sơn dẫn dắt đoàn chiên Duy Cần trở về tị nạn tại Cù Mi nên Ngài tạm coi xứ, nên xứ vẫn có Thánh lễ. Sau khi Cha Vinh Sơn đi thì Cha Báu và Cha chính J.B Hoa (bây giờ là Đức Ông Tổng Đại diện) thường xuyên lên dâng Thánh lễ ngày Chúa nhật và các ngày lễ trọng.
5Mẹ mới Phan Thiết.
           Ngày 30.01.1975, Đức Thánh Cha Phaolô VI đã cắt phần đất Bình Thuận và Bình Tuy của Giáo phận Nha Trang để lập nên Giáo phận Phan Thiết. Toà Thánh đã đặt Đức Cha Nicôla Huỳnh Văn Nghi, Giám mục Phụ tá Sài Gòn làm Giám Quản Tông Toà Giáo phận Phan Thiết. Vậy là Cù Mi lại có Mẹ mới, và có lẽ sẽ là “Mẹ Út” của mình. Ngày 30.4.1975 hòa bình lập lại. Giáo dân Cù Mi vui mừng và hân hoan vì được trở về xứ sở, đứng nhìn cỏ tranh hoang mọc phủ kín đầu người. Chung quanh nhà thờ nào là keo, táo mọc um tùm. Nhà thờ thì bị giặt bắn phá sụp đổ tan nát chỉ còn hai bức tường đứng trơ trọi bên đống gạch vụn. Tượng đài Mẹ vẫn sừng sững giữa trời xanh, Mẹ giang rộng cánh tay đón đàn con đang lưu lạc tản mác khắp nơi về với Mẹ. Hai hàng điệp vàng to lớn quanh đài Mẹ che bóng mát cho đoàn người mới kéo về che lều ở tạm trong khi chờ dựng lại nhà ở. Toàn cảnh thung lũng Cù Mi tiêu điều, rừng đước thì bị chất độc hóa học tàn phá chỉ còn trơ cây chết đứng, ruộng thì cỏ mồm từng bụi to như cái thúng mọc chằng chịt. Nhà cửa không còn cái nào, đây đó là những hố bom và những hàng rào kẽm gai chăng khít. Ngày 17.11.1975 Giáo phận Phan Thiết được thành lập dưới sự dẫn dắt của Đức Giám mục Nicolas Huỳnh Văn Nghi và ngày 20.5.1975 Cha G.B Hoàng Thanh Huê (21) được sai đến Cù Mi để trông coi đàn chiên côi cút. 
(Cha JB Hoàng Thanh Huê bên nhà thờ ti nạn Bình Tuy 1975)

Sau chiến tranh, cuộc sống khó khăn tứ bề, Cha xứ mới, con chiên giáo hữu lại mới từ tha hương trở về với hai bàn tay trắng, cùng nhau bắt tay vào xây dựng lại giáo xứ khắc phục hậu quả chiến tranh, phần thì lo kế sinh nhai bữa đói, bữa no hàng ngày. Mặt khác, giáo dân Cù Mi đang còn tản lạc khắp nơi chưa về được quê cũ. Nhưng Cha G.B Huê đưa ra quyết tâm, dù có khó khăn thế nào thì cũng phải đưa con chiên vượt qua để về đất hứa và ngày 23.5.1975 Cha Huê dâng thánh lễ đầu tiên tại quê hương Cù Mi này. Mất đi 10 năm 2 tháng 27 ngày, giờ đây Cù Mi mới có Thánh lễ. Sau đó, ngày 09.9.1975 ngôi nhà thờ bằng lá được cất tạm trên sân nhà thờ cũ để ngày ngày giáo dân cùng hiệp lòng dâng lễ tạ ơn Chúa. Đây là ngôi nhà thờ thứ 11 của Giáo xứ Cù Mi. Giáng sinh 1975 Cha con mừng lễ trên đống gạch hoang tàn đổ nát của nền nhà thờ cũ. Hai bức tường còn trơ lại che bớt gió mùa đông, sao giăng kín bầu trời, tiếng đàn guita réo rắt, hòa với giọng hát rộn ràng mừng Chúa sinh vang xa. Đom đóm làm nền sáng cho Chúa Hài Đồng, còn rừng âm u như ấm tình người giáo hữu sung sướng và vui mừng  vì đã được về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Nhờ hồng ân Chúa ban và sự hộ phù của Mẹ Maria Hồn Xác Lên Trời, Cha G.B đã từng bước đưa giáo dân vượt qua cảnh khó khăn. Song song với đời sống đức tin, dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết đã cho các Dì về giúp giáo xứ. Dì Anna Đoàn Thị Mến và Anna Nguyễn Thị Liêu là hai Dì chịu cực khổ với giáo xứ nhiều nhất, bửa đói bửa no, bị đuổi tới đuổi lui mà vẫn bám trụ. Hai Dì dạy giáo lý, dạy hát, dạy lớp tình thương và hướng dẫn sinh hoạt cho thiếu nhi. Nhờ thời gian phục vụ này của 2 Dì mà Cù Mi hôm nay mới có 1 số nữ tu, chủng sinh và nhiều ơn gọi khác. 
Cũng nói thêm về kinh tế, đất đai ngày xưa ông bà tổ tiên dâng cúng cho nhà thờ rất nhiều. Nhưng bây giờ chỉ còn lại hai phần ruộng là Phó Lâm và Đức Mẹ (khoảng 20.000m2­), giáo dân cùng tham gia cày cấy để có lúa cho Cha và các Dì sinh sống, còn ít nữa lo dầu đèn trong xứ. Ngày 11.6.1977  Cha JB Huê họp bàn cùng Ban HĐGX  thống nhất di dời Nhà thờ Hiệp Hòa tị nạn về lại Cù Mi  nguyên quán và cất trên nền Nhà thờ cũ mà Cha Micae Giàu đã cất khi xưa đã bị sụp đổ do chiến tranh. Nhà thờ bằng gỗ, vách ván, mái cao lợp tôn kẽm, mái thấp lợp bằng tôn ximăng, nền tráng ximăng. 
(Nhà thờ Cù Mi thứ 12)

Đây là ngôi Nhà thờ thứ 12 của Giáo xứ cù Mi. Mãi đến ngày 29.01.1989 Cha J.B Huê đã trùng tu một lần nữa, xây dựng lại ngôi Thánh đường gọi là khang trang nhất từ trước đến nay. Đây là ngôi Thánh đường thứ 13 của Giáo xứ, mừng vui vì đời sống giáo dân đã ổn định đôi chút, cuộc sống tinh thần thoải mái và cũng để tổng kết lại chặng đường đã đi qua. Cha Huê đã cùng giáo dân long trọng mừng lễ tạ ơn Chúa, khánh thành nhà thờ, và mừng Cù Mi trên 100 năm tuổi. Lần đầu tiên Cù Mi có thánh lễ đại triều. Đức Cha Nicolas chủ tế, Cha Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế cùng hơn 10 Cha dâng Thánh lễ đồng tế. Giáo xứ Cù Mi lúc này có 4 giáo họ chuẩn bị khai sinh. Ngày 07.10.1990 Mân côi tách ra thành lập giáo họ, chọn Đức Mẹ Mân côi làm lễ quan thầy (bổn đạo giáo họ Mân côi đa số là dân kinh tế mới). 
(Nhà thờ Gx Cù Mi thứ 13 mừng 100 năm lập xứ)

Ngày 07.10.1990 Phêrô cũng tách ra thành lập giáo họ và lễ bổn mạng là Thánh Phêrô (bổn đạo giáo họ Phêrô là dân Nghệ An, Hà Tỉnh di dân vào thời Cha J.B Huê). Giáo họ Antôn được hình thành, nhưng mãi đến ngày 13.7.1994 mới có thánh lễ đầu tiên (dân Hà Tỉnh đến sau). Giáo họ Giuse, một số giáo dân tha phương đến xứ năm 1977. Năm 1994 mới có thánh lễ tại đây và ngày 01.12.1999 Nhà nguyện Giuse được khởi công xây dựng và ngày 29.4.2000 khánh thành có Đức Cha Nicolas tham dự. Thời gian này các Cha Dòng Chúa Cứu Thế cũng thường đến giảng và cấm phòng cho giáo dân trong giáo xứ. Năm 1992 có thầy Giuse Phạm Đức Triêm thuộc Dòng Chúa Cứu Thế đến  giúp dạy Anh văn, dạy văn hóa cho trẻ em trong xứ. Thỉnh thoảng Cha Gierado Lê Văn Hòa (dòng CCT) cũng về dâng Thánh lễ.  Năm 1993 có Cha Thừa thuộc Dòng Chúa Cứu Thế về Cù Mi nghỉ hưu và Ngài cũng giúp Cha Huê dâng lễ cho giáo xứ (cuối năm 1993 Cha Thừa về dòng). Cuộc vui nào cũng tàn, Cha J.B Huê đã ở Cù Mi 19 năm, nay Cha phải đi nhận nhiệm sở mới. Ngày 11.6.1994 Cù Mi đón nhận Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Vân Nam 
(22) về giúp xứ. Tiếp tục công việc Cha Huê còn dở dang, Cha Nam cho xây dựng hàng rào nghĩa địa, đúc tượng Thánh giá, làm sân lễ và trồng cây trên nghĩa địa, sửa sang lại những con đường nhỏ trong giáo xứ. Tu sửa lại đập nước Bà ôn và mương Du Đế (kinh phí do Đức Cha Nicolas đài thọ), xây hàng rào chung quanh nhà xứ. Thời kỳ này là thời kỳ mà giáo xứ phải tiến hành xây dựng nhiều nhất. Ngày 01.10.1998 có Cha Giuse Phạm Thọ (P7) về phụ giúp Cha Nam coi giáo xứ cùng phục vụ 4 giáo họ. Thời gian này giáo xứ thực hiện lối sống nề nếp, kỷ luật. Cha Thọ quan tâm đến học hành của các em trong giáo xứ, đặc biệt là em có hoàn cảnh khó khăn học giỏi. Vào đầu năm học Cha thường phát  thưởng cho những em có thành tích trong học tập, quà cho các em thi đỗ Đại học. Do vậy, trình độ văn hóa con em giáo xứ được nâng lên.
         Sau 25 năm thanh bình bộ mặt Cù Mi đã được đổi mới, sáng sủa và văn minh, con em trong xứ đã có người học Đại học, Cao đẳng, cấp III và đa phần là cấp II. Giáo xứ không còn nạn mù chữ. Giáo xứ cũng sinh thêm nhiều ơn gọi dù chưa được bao nhiêu nhưng cũng đã tiến triển nhiều. Ngày 13.5.2001 Cha F.X Nam đi nhiệm sở mới Cha Giuse Hồ Sĩ Hữu (23) về coi xứ, 11 tháng sau cha Hữu du học tại Pháp, Cha Thọ quyền quản nhiệm giáo xứ. Thời gian Cha Thọ quản nhiệm phong trào học hỏi chia sẻ Lời Chúa lan mạnh trong giáo dân và duy trì cho đến hôm nay. Ngày 21.8.2003 Cha Phêrô Nguyễn Đình Sáng (24) được sai đến coi sóc Cù Mi và giáo dân bắt đầu chuyển sang một trang sử  mới. Với vai trò là chánh xứ Cù Mi, Cha Phêrô bắt tay vào công tác mục vụ của mình. Giáo xứ đi vào hoạt động có nề nếp hơn. Rồi ngày 28.8.2004 Cha Phêrô Võ Tấn Luật (P8)  được cử đến làm Cha phó giúp Cha Phêrô Sáng dâng Thánh lễ ở Giáo xứ và các Giáo họ. Cha Phêrô tiến hành kiện toàn lại toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng. Phòng giáo lý rộng rãi được mọc lên, một nhà truyền thống bằng cột gỗ của nhà thờ cũ, ngôi nhà thờ mới và nhà xứ được lên kế hoạch xây dựng. Tưởng chừng như một giấc mơ. Ngày 22.2.2005 Giáo xứ Cù Mi vô cùng phấn khởi và long trọng mừng lễ đặt viên đá đầu tiên. Ngôi Nhà thờ tạm được cất lên bên cạnh Nhà thờ đang xây dựng để công việc Phụng vụ không bị gián đoạn. Ngày 28.3.2005 Cha Luật rời Giáo xứ Cù Mi và Cha JB Ngô Đình Long (P9) đến thay Cha Luật giúp Cha Phêrô trong công tác Mục Vụ. Ngày 02.5.2005 khởi công xây dựng nhà thờ mới. Toàn thể Giáo dân mỗi người mỗi nhà thực hành lập quỹ tiết kiệm để cùng nhau xây dựng ngôi Thánh đường. Từng ngày trôi qua, giờ đây ngôi Thánh đường mới đã hoàn thành. 

Đây là Nhà thờ thứ 14 của Gx Cù Mi. Nhà thờ được đúc bằng bêtông-cốt thép rộng lớn, uy nghi với tháp chuông cao trên 30m, trang trí nội thất nhà thờ chất lượng cao, đài Mẹ được xây cất với tượng Mẹ cao 3m được tạc từ đá hoa cương chắc và đẹp, toàn bộ khuôn viên của Thánh đường  đã được hoàn toàn đổi mới với tổng kinh phí xây dựng trên 5 tỷ đồng.  Đây là công trình thế kỷ như một Hồng ân mà Thiên Chúa và Mẹ Maria ban tặng cho giáo xứ Cù Mi qua bàn tay tài năng của cha Phêrô Nguyễn Đình Sáng Sáng.
         Một giáo họ sắp được nâng lên thành giáo xứ (giáo họ thánh Giuse); Ba giáo họ còn lại: Mân Côi, Phêrô (chuẩn bị xây dựng nhà thờ) và Antôn nề nếp hơn cũng nhờ công lao của các Dì Dòng Mến Thánh Giá, với mỗi giáo họ là một nhà trẻ - mẫu giáo. Hoạt động trong giáo xứ cũng đổi mới, có các đoàn thể với các ca đoàn của từng giới hát lễ mình. Đội ngũ giáo lý viên đông đảo, từng ngày có thánh lễ riêng cho từng giới, nhà tình thương được xây dựng cho các hộ nghèo, giếng nước cho các gia đình chưa có nước sạch. Cha Phêrô cũng vận động các nhà hảo tâm giúp đỡ quỹ hiếu học, phát học bổng cho các em có hoàn cảnh khó khăn. Năm 2005 Thầy JB Nguyễn Hồng Uy([1])đến giúp cho Cha Phêrô Nguyễn Đình Sáng trong việc giảng dạy giáo lý và dâng Thánh lễ mỗi ngày ở giáo xứ cùng 4 giáo họ. Ngày 6.11.2006 Cha JB Nguyễn Hồng Uy về làm Quản xứ Giáo xứ Thánh Giuse (Giáo họ Giuse được nâng thành Giáo xứ Thánh Giuse).Ngày 10.11.2006 Cha  Giuse Nguyễn Văn Soi (P10) về thay Cha  JB Uy làm Cha phó Cù Mi và cùng giúp Cha Phêrô Sáng dâng Thánh lễ mỗi ngày ở Giáo xứ và các giáo họ cũng như  những công tác Mục vụ khác. Đến ngày 04.02.2009 giáo xứ Cù Mi đưa Cha Pherô Nguyễn Đình Sáng về Tòa Giám mục Phan Thiết. Ngày 6.2.2009 Giáo xứ đón cha Gioan Nguyễn Văn Hảo (25) từ Giáo xứ Phước An về làm chánh xứ Cù Mi. Ngày 07/2/2009 Giáo xứ lại tiễn cha phó Giuse Nguyễn Văn Soi từ Giáo xứ Cù Mi về làm Chánh xứ Phước An. Trong thời gian này, Giáo xứ được Thầy Paul Nguyễn Đình Luyện về giúp, đến 01/07/2009 thầy Batolomeo Trần Nhật Nghĩa về giúp xứ, thầy Paul Luyện về Đại chủng viện Nicola. Ngày 31/7/2010 Giáo xứ lại tiễn  thầy Bat Trần Nhật Nghĩa về Tòa Giám Mục. Ngày 1/8/2010 giáo xứ đón Thầy Pet Trần Duy Khanh về giúp xứ. Một năm đã trôi qua, sáng Chủ nhật ngày 24/8/2011 giáo xứ lại phải nói lời tạm biệt thầy Pet Trần Duy Khanh tiễn thầy về Tòa Giám mục kết thúc thời gian mục vụ tại Cù Mi. Trong lúc cha xứ Yn Hảo sức khỏe suy yếu, thì ngày 03/9/2011 ĐGM Giuse Vũ Duy Thống gởi Thầy Phó tế Thomas Nguyễn Văn Hiệp quê Hiệp Đức về Cù Mi, giúp cha xứ YN Nguyễn Văn Hảo trong công tác Mục vụ. Đến ngày 09/4/2012, Thầy Thomas Nguyễn Văn Hiệp về lại TGM để chuẩn bị Phong chức Linh mục (24/5/2012). 
           Ngày 17/5/2012, nhà thờ giáo họ Phêrô - Giáo xứ Cù Mi khánh thành và được Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống nâng lên hàng Giáo xứ - Giáo xứ Hồ Thắng. Và cũng trong ngày này, vâng lời bề trên,Cha Gioan Nguyễn văn Hảo về làm Chánh xứ giáo xứ Hồ Thắng. Ngày 18/5/2012, Cha Gioan Nguyễn Kim Hà (26)(Giáo xứ Đông Hà) về làm Chánh xứ Cù Mi.
         Ngày 07/10/2019 Cha Gioan Nguyễn Kim Hà rời xứ Cù Mi nhận sở mới Quản xứ Giáo xứ Kim Ngọc. Ngày 08/10/2019 Cha Phêrô Nguyễn Hữu Duy (27) Quản xứ Giáo xứ Mũi Né về làm Chánh xứ giáo xứ Cù Mi. 
    Ngày 31/8/2020  Đức Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng - Giám mục GP Phan Thiết đưa  Tân Linh mục GB Nguyễn Linh Kha (P11) (chịu chức LM ngày 31/7/2020) về làm Phó xứ Cù Mi.
Ngày 31/01/2023 Cha Phó Nguyễn Linh Kha rời xứ Cù Mi nhận sở mới Phó xứ Vinh Phú. 
Ngày 04/02/2023 Cha Phêrô Nguyễn Hữu Duy Chánh xứ Giáo xứ Cù Mi  được ĐC Giuse Đỗ Mạnh Hùng - Giám mục giáo phận sai về làm Chánh xứ giáo xứ Rạng. 
Ngày 06/02/2023 Cha  Phaolô Nguyễn Bá Huân (28) Chánh xứ Giáo xứ Thánh Mẫu về làm Chánh xứ giáo xứ Cù Mi. 
- Ngày 11/02/2023 (Thứ bảy): Gx Cù Mi đón Cha Phó xứ Simon Trần Quốc Được (P12).


          Trãi qua bao nỗi thăng trầm, từ 9 gia đình, nay giáo xứ Cù Mi đã vững vàng, địa bàn rộng lớn, đông đảo giáo dân. Trên 754 gia đình và hơn 2.749 giáo dân, 3 giáo họ đã tách ra và được nâng lên Giáo xứ (Giáo xứ Thánh Giuse, Giáo xứ Mân côi (giáo họ Antôn của giáo xứ Mân Côi cũng được nâng lên thành Giáo xứ AnTôn ) và Giáo xứ Hồ Thắng nay đổi tên thành giáo xứ Vinh Thắng) đời sống đức tin đang được chăm sóc. Bộ mặt giáo xứ văn minh và tươi sáng hơn, sinh hoạt các đoàn thể tiến triển nhiều (nhất là thiếu nhi). Trên 135 năm, biết bao công sức, bao mồ hôi, máu và nước mắt của các Cha xứ, các ông Trùm, các Thầy, các Dì, các tiền hiền đã đổ xuống trên mãnh đất này để có được một Cù Mi như hôm nay, Cù Mi vững vàng trong đức tin, Cù Mi văn minh, ổn định về kinh tế, một Cù Mi tươi đẹp và hạnh phúc. Giáo dân Cù Mi vô cùng cảm phục, luôn ghi khắc trong tâm những công ơn to lớn mà các Tiền nhân đã mang lại. Là miêu duệ của 9 tiền hiền xưa, con cháu chúng ta hãy nhìn vào tấm gương cha ông, noi theo gương các Ngài luôn biết sống hy sinh và phục vụ, khắc phục mọi khó khăn, cố gắng vươn lên để khỏi hỗ thẹn khi thắp nén hương kính nhớ ông bà tổ tiên trong những ngày đầu năm mới.


B. NHỮNG BIẾN CỐ ĐÁNG NHỚ
120 năm so với lịch sử nhân loại thì chẳng là bao, nhưng với một Giáo xứ thì có thể coi là một thời gian khá dài. Tuổi đời Cù Mi lại đi liền với những thăng trầm của đất nước, của dân tộc. Thoáng nhìn sơ lược về lịch sử, ta dễ dàng nhận ra rằng thời gian Cù Mi hình thành và phát triển cũng là lúc mà đất nước, dân tộc Việt Nam phải trải qua nhiều biến động nhất. Trong ký ức của những người con Cù Mi, biết bao điều còn đọng lại. Một vài sự kiện ghi lại sau đây chỉ rất ít ỏi, so với những gì còn in sâu trong lòng, nhất là đối với những bậc cao niên lão thành.
ĐỨC CHA FRANCOIS XAVIER CAMELBECKE HÂN LẦN ĐẦU TIÊN ĐẾN CÙ MI
Đó là vào năm 1899 khi Cù Mi đang được Cha Bovin Nhã coi sóc. Cha Nhã đã cùng với Giáo dân của ngài hân hoan đón mừng Đức Cha từ Quy Nhơn chinh thân vào Cù Mi thăm Giáo dân và ban bí tích Thêm Sức. Cùng đi với Đức Cha, còn có Cố Đề, vị Linh mục thừa sai đã nhiều lần kinh lược Cù Mi. Lần đầu tiên kể từ ngày lập xứ, Giáo dân Cù Mi mới được một dịp trọng đại như thế này.
Trong số những người lãnh nhận bí tích Thêm Sức năm ấy, sổ sách còn ghi lại được mấy người như ông Trần Rẫy, ông Trương Khương và ông Nguyễn Tạo.
Một biến cố lớn lao như vậy, không chỉ có Giáo dân Cù Mi hân hoan phấn khởi, mà người lương, người dân tộc Chăm cũng quan tâm không kém. Họ đến thật đông, vây quanh nhà thờ suốt giờ lễ, miệng tấm tắc khen Đức Thầy có cái áo, cái mũ và cái gậy đẹp và oai phong quá!

C. NHỮNG NIÊN BIỂU QUAN TRỌNG

- 13.05.1885               : Ban hành chiếu Cần Vương
- Khoảng 1887            : Cha Huỳnh Công Ẩn và 09 gia đình đến Cù Mi
- 1893                         : Cha Ẩn rời Cù Mi, cha Thiên về thay
- 1894                         : Cha Sanh đến Cù Mi thay Cha Thiên
- 1895                         : Cha Bovin Nhã đến Cù Mi
- 1899                         : Cù Mi thuộc về địa phận Đông Đàng Trong
- 1900                         : Cha Sao đến Cù Mi
- 1902                         : Cha Phuông thay cha Sao
- 1903                         : Cha Thao đến thay cha Phuông
- 1904                          : Các cha J. Guegnard Lộc và Simon Chánh làm phó
- 1912                         : Cha Gustave Lefevre
- 1916                         : Cha Phêrô Tiễn
- 1918                         : Cha Giuse Trần Hiếu Lễ đến Cù Mi
- 1920                         : Cha Phêrô Thể
- 1923                         : Cha Giuse Trần Hiếu Lễ tái giúp xứ Cù Mi
- 03.02.1924                : Đông Đàng Trong được đổi thành Địa phận Sài Gòn
- 1928                         : Cha Micae Nguyễn Văn Giàu về thay cha Lễ
- 1930-1934                : Cha Giàu xây dựng nhà thờ mới kiểu Âu châu
- 1935                         : Cha Maccô Châu
- 1938                         : Cha Micae Nguyễn văn Giàu tái giúp xứ Cù Mi
- 1946                         : Kháng chiến bùng nổ
- 1947                         : Lệnh “Tiêu thổ kháng chiến” Nhà thờ bị đốt
- 1947 - 1954              : Dân Cù Mi lánh nạn trên rừng
- 1948 - 1949               : Hai cha Kính và Luật ghé thăm giáo dân Cù Mi
- 23.10.1954-10.1955  : Cha Troget đến Cù Mi
- 10.1955-04.1957         : Cha Phaolô Phan Tùng Lộc đến thay cha Troget
- 05.07.1957                 : Thành lập giáo phận Nha Trang
- 05.1957                       : Cha Viot Nhơn coi sóc Cù Mi
- 01.1960                       : Cha Gerard Moussay
- 15.04.1961                   : Cha Vinh Sơn Nguyễn Đạo Quán đến Cù Mi
- 1965 - 1973                : Dân đi lánh nạn ở Tân An
- 29.03.1973                   : Cha Roget Delsue Sáng đến Cù Mi
- 11.1973                     : Cha Roget Delsue Sáng sang Pháp chữa bệnh
- 20.02.1974                   : Cha Roget Delsue Sáng về lại giúp xứ Cù Mi
- 11.1974                     : Cha Roget Delsuc bệnh nặng và mất tại SàiGòn
- 30.01.1975                 : Thành lập giáo phận Phan Thiết
- 20.05.1975                 : Cha JB Hoàng Thanh Huê - Quản xứ Cù Mi
- 1987                         : Thành lập giáo họ Mân Côi
- 1989                         : Trùng tu nhà thờ Cù Mi
- 1990                         : Thành lập giáo họ Antôn
- 1993                         : Thành lập giáo họ Giuse
- 11.06.1994-13.05.2001 :Cha Fx Nguyễn Vân Nam - Chánh xứ Cù Mi (Cha Giuse Phạm Thọ - Phó xứ).
- 13.05.2001-04.2002    :Cha Giuse Hồ Sĩ Hữu - Chánh xứ Cù Mi (Cha Giuse Phạm Thọ Phó xứ).
- 20/08/2002-20/08/2003  :Cha Giuse Phạm Thọ - Quản nhiệm xứ Cù Mi (04-2002 Cha Giuse Hồ Sĩ Hữu du học)
- 21.08.2003                      :Cha Phêrô Nguyễn Đình Sáng - Chánh xứ Cù Mi.
- 28-08-2003                      :Cha Phêrô Nguyễn Tấn Luật – Phó xứ Cù Mi.
- 22.02.2005                     :Lễ Đặt Viên Đá Đầu Tiên xây dựng nhà thờ mới.
- 28-03-2005                      :Cha Phêrô Nguyễn Đình Long – Phó xứ Cù Mi.
- 02.05.2005                     :Khởi công xây dựng nhà thờ.
- 06.11.2006                     :Giáo họ Giuse được nâng lên hàng Giáo xứ và đón LM JB Nguyễn Hồng Uy Quản xứ tiên khởi.
- 10.11.2006                     :Cha Giuse Nguyễn Văn Soi - Phó xứ Cù Mi.
- 28.02.2007                     :Khánh thành nhà thờ mới.
- 06/02/2009-17/05/2012     : Cha Yn Nguyễn Văn Hảo - Quản xứ Cù Mi.
- 07/02/2009                     :Cha Giuse Nguyễn Văn Soi mãn nhiệm sở Cù Mi.
- 01-03-2009:         Thành lập giáo xứ Mân Côi.
- 17-05-2012:         Thành lập Gx Vinh Thắng (Cha Yn Nguyễn Văn Hảo Chánh xứ tiên khởi).
- 20-07-2018:         Thành lập giáo xứ Anton (Cha Gioan Hoàng Huỳnh Hải Chánh xứ tiên khởi)
- 18.05.2012-07.10.2019     :Cha Gioan Nguyễn Kim Hà – Quản xứ Cù Mi.
- 08.10.2019 đến 03/02/2023: Cha Phêrô Nguyễn Hữu Duy – Chánh xứ Cù Mi.
- 31.08.2020 đến 30/01/2023: Cha GB Nguyễn Linh Kha - Phó xứ Cù Mi.
- Ngày 30/01/2023: Cha JB Nguyễn Linh Kha kết thúc sứ vụ Phó xứ tại giáo xứ Cù Mi (T3, ngày 31/01/2023 Cha JB Kha nhận Phó xứ Vinh Phú)
- Ngày 03/02/2023: Cha Phêrô Nguyễn Hữu Duy kết thúc sứ vụ Chánh xứ tại giáo xứ Cù Mi (T7, ngày 04/02/2023 Cha Duy nhận xứ Rạng).
- Ngày 06/02/2023 (Thứ hai): Gx Cù Mi đón Cha tân Chánh xứ: Cha Phaolô Nguyễn Bá Huân (rời gx Thánh Mẫu)
- Ngày 11/02/2023 (Thứ bảy): Gx Cù Mi đón Cha Phó Simon Trần Quốc Được.

 
Địa chỉ: Hiệp Hòa, Tân Thắng, Hàm Tân, Bình Thuận.